08/11/2024
Cơ sở hạ tầng xã Sông Lũy
Cơ sở hạ tầng xã Sông Lũy
1) Hạ tầng giao thông,
môi trường
Tính
đến nay, toàn xã có 3 tuyến đường trục thôn, xóm với tổng chiều dài
là 2,453 Km. Trong đó, gồm đường nhựa hóa và đường bê tông hóa đạt
2,453km/2,453 km. Các tuyến đường đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đạt
tỷ lệ 100%; có 33 tuyến đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa với tổng
chiều dài 8,326Km/11,426 Km. Đạt tỷ lệ 70,04% cứng hóa, không lầy lội đạt 100%;
có Đường trục chính nội đồng gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 6,08Km trong đó cứng
hóa 4.380km/ 6,08Km đường bê tông, đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện quanh
năm. Đạt tỷ lệ 70,39%. Ngoài ra, còn có các tuyến đường giao thông liên xã:
- Đường Quốc lộ 1A: từ thôn Suối Nhuôm đến thôn 1, chiều dài 6,2 km, quy mô 4 làn xe, đạt chuẩn cấp III. Đây là tuyến giao thông huyết mạch của xã thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nông sản và sinh hoạt trong các vùng dân cư.
- Đường Quốc lộ 28B: Bắt đầu từ ngã ba Lương Sơn (giao QL1 tại Km1657) đến hết xã Phan Sơn (giáp ranh Lâm Đồng) dài 51,11km, nền đường rộng 7-8,5m mặt đường BT nhựa rộng 5,5-7,5m đạt tiêu chuẩn cấp V. Đoạn qua xã Sông Lũy chạy dọc ranh ở phía Đông khoảng 1km.
- Đường sắt Bắc – Nam: Đoạn đường sắt qua tỉnh Bình Thuận hiện tại khổ đường 1000mm sẽ từng bước đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; tốc độ vận chuyển tàu khách có thể đạt bình quân 80 - 90 km/h, tàu hàng đạt 50 - 60 km/h. Đoạn qua xã dài 3,3Km. Trên tuyến đường sắt qua xã có ga Sông Lũy. Lý trình ga: Km 1506 + 100
- Đường Huyện Sông Lũy – Phan Tiến, dài 15Km chủ yếu tiếp giáp với các vùng dân cư, đất sản xuất của các thôn trên địa bàn xã. Đây cũng là đường giao thông rất thuận lợi trong việc vận chuyển giao lưu hàng hóa giữa các vùng lân cận và đáp ứng nhu cầu dân sinh của các điểm dân cư.
- Đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: thuộc tuyến Cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đã được xây dựng giai đoạn phân kỳ 4-6 làn xe và đưa vào khai thác. Đoạn qua xã dài 4,2Km. Đây là tuyến đường bộ cao tốc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các vùng lân cận.
- Hệ thống
các cây cầu chính được quan tâm đầu tư, lũy kế đến
nay, trên địa bàn xã có 03 cây cầu (cầu Suối Bà chuồn, cầu Tú Sơn, cầu Cây mít).
- 2) Hạ tầng nông nghiệp,
thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu:
-
Thời gian qua, các cấp, các ngành đã
quan tâm, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng nông nghiệp, hệ thống thủy lợi …cơ bản khắc
phục tình trạng khô hạn, thiếu nước trong sản xuất nông
nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hệ thống nước sạch nông thôn được quan tâm đầu
tư, giai đoạn 2021- 2024 đã đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước là 2.227,916 triệu đồng. Đấu nối hệ thống nước sinh hoạt từ
hệ thống nước sinh hoạt Sông Lũy-Phan Tiến vào Hệ thống nước sinh hoạt Hòa Bình;
Mở rộng Hệ thống nước sinh hoạt Tú Sơn; Mở rộng Hệ thống nước sinh hoạt Hòa
Bình; Mở rộng Hệ thống nước sinh hoạt Tú Sơn đoạn nối tiếp; Mở rộng Hệ thống nước
sinh hoạt Hòa Bình đoạn nối tiếp.
-
Nâng
cao hiệu quả phục vụ của các hệ thống công trình thủy lợi, góp phần hoàn thiện
kết cấu hạ tầng nông nghiệp. Trên địa bàn xã, có hơn
18,057 Km kênh mương và các công trình thủy lợi khác (đập, các trạm bơm, hệ thống
kênh mương cấp 1,2,3,…). Nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp được cung
cấp từ nguồn nước Đập Tú Sơn, và hệ thống kênh tưới Châu Tá - 812 nên phần lớn
lúa, hoa màu ven sông, kênh đã được chủ động nước tưới đầy đủ. Từ đó, đã làm
tăng thêm sản phẩm nông nghiệp, chủ động canh tác tăng vụ, chuyển đổi cây trồng
và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất.
-
3) Hạ tầng điện, năng lượng:
Đến nay, trên địa bàn xã có 03 dự án năng lượng điện, với tổng diện tích 59,5 ha, tổng công suất 53 MWP. Cụ thể:
Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy (Công ty TNHH mặt trời
Đỏ Bình Thuận): đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2021 với diện tích 18ha, công suất
14MWp, vốn đầu tư 300 tỷ đồng;
Nhà máy điện
năng lượng mặt trời ốp mái tại thôn Tú Sơn, hoạt động năm 2021, với diện tích
3,1ha vốn đầu tư khoảng 50 tỷ;
Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1, đi
vào hoạt động từ tháng 05/2019 với diện tích 41,5ha, công suất 39MWp.
Đến nay, điện lưới
quốc gia được kéo phủ hết tất cả các thôn của xã và có 100% số hộ trên toàn xã
có sử dụng điện, đảm bảo cho các hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, các cơ sở
doanh nghiệp, các hộ sử dụng điện phục vụ sản xuất đạt 100% trên tổng số hộ
trên toàn xã. Hệ thống lưới điện được đầu tư, cải tạo, nâng cấp thường xuyên đảm bảo cung cấp điện
an toàn, ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng của địa phương
(trung thế, dọc Quốc lộ 1A 6,2km và hạ
thế, Trạm cây mít, Suối Nhuôm, Hòa Bình).
4) Hạ tầng thương mại, dịch vụ:
Đẩy mạnh thu hút
các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ; phục
vụ tốt nhu cầu kinh doanh mua sắm của người dân. Các loại hình hạ tầng thương mại
ngày càng phát triển đa dạng, đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử, mua sắm
trực tuyến, áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng.
Tích cực huy động
vốn đầu tư hạ tầng chợ, xăng dầu. Đến nay, trên địa bàn xã có 01 chợ và 03 cửa
hàng xăng dầu. Chợ Sông Lũy tại Thôn 2, tạm
thời đáp ứng cơ bản về nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa tại khu vực.
5) Hạ tầng thông
tin, chuyển đổi số và khoa học công nghệ:
Tất cả 06/6 thôn thuộc xã đều có dịch vụ viễn thông cố
định mặt đất VNPT và viễn thông di động mặt đất gồm các nhà mạng Viettel,
Vinaphone, Mobifone. Về hạ tầng kỹ thuật viễn thông cung cấp dịch vụ Internet
ADSL gồm các nhà mạng VNPT, Viettel phủ đều 6/6 thôn của xã, đồng thời có thể
truy cập internet qua dịch vụ 3G, 4G của các nhà mạng Viettel, Vinaphone,
Mobifone.
Xã có 01 điểm Bưu điện đã được đầu
tư xây dựng tại Thôn 2; có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với hình thức tổ chức
cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính tại địa phương; có treo biển tên
điểm phục vụ; niêm yết giờ mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính
cung ứng tại điểm phục vụ. Tuy nhiên cần sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu
phát triển hạ tầng hệ thống thông tin.
Hiện
xã được trang bị Đài truyền thanh vô tuyến và 01 cán bộ phụ trách Đài truyền
thanh, sử dụng công nghệ truyền dẫn tín hiệu âm thanh qua tầng số vô tuyến điện
phủ đều 06/6 thôn, các cụm loa ở 06 thôn còn hoạt động 100%, được cấp phép sử dụng
tần số theo quy định.
Xã đã trang bị đầy đủ trang thiết bị công nghệ
thông tin
phục vụ cho hoạt động của cán bộ, công chức xã (gồm 25 máy tính bàn, 01 máy tính xách tay, 20 máy in A4, 03 máy scan A4, 01 máy
photocopy thuê hàng năm); trang
bị đầy đủ các trang thiết bị, nâng cấp Bộ phận Một cửa đạt chuẩn theo Đề án Một cửa hiện đại Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt (gồm 01 máy tính để bàn, 01 máy in, 01 máy scan A4, 02 tivi, 02 máy lấy
số tự động, 01 máy tính bảng, 02 hệ thống camera giám
sát, 01 thiết bị phát sóng wifi); Công
an xã được bổ sung thêm 01 bộ máy vi tính, 01 máy in, 01 máy scan
và kết nối đường truyền internet.
6) Hạ tầng y
tế
Nhờ huy động nguồn lực
đầu tư từ ngân sách nhà nước, nên trong thời gian qua lĩnh vực y tế đã được đẩy mạnh đầu tư. Đến nay, xã có 01 Trạm y tế, trong đó có 01 bác sỹ, 01 y sĩ,
01 dược sĩ,
02 nhân viên y tế hộ sinh, 01 điều dưỡng và 02 nhân viên y
tế công cộng.
Trạm y tế đã được đầu tư trang
thiết bị y tế, xây dựng kiên cố, bố trí trụ sở riêng để hoạt động, có phòng làm
việc, các phòng phục vụ hoạt động chuyên môn; đảm bảo
cho công tác khám chữa bệnh. Năm 2021, đã
đầu tư xây
dựng 03 phòng chức năng, nhà vệ sinh, hố tiêu hủy rác với kinh phí 938 triệu
đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
7) Hạ tầng giáo dục, đào tạo
Toàn xã có 4 trường học
(01 trường mẫu giáo, 02 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở). Đến nay, đã có 03 trường/04 trường đạt
chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 75%. Triển
khai thực hiện tốt Quyết định số 1436/QĐ- TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và
giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 để tăng cường thu hút, huy động các nguồn
lực, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án cùng vốn
ngân sách nhà nước, nhất là vốn xổ
số kiến thiết của tỉnh nhằm đẩy mạnh đầu tư hệ
thống mạng lưới cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị khá toàn diện
ở tất cả các cấp học trên địa bàn xã. Giai đoạn
2021-2024 đã đầu tư xây dựng mới 02 trường học 15.012 triệu đồng từ nguồn vốn
xổ số kiến thiết của tỉnh. Đến nay, cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư cơ bản đảm bảo, đồng bộ, đáp
ứng được nhu cầu dạy và học.
-
8) Hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch:
Có 01 Nhà văn hóa xã tại Thôn 1 đã được đầu tư
xây dựng khang trang và đáp ứng nhu cầu sử dụng và sinh hoạt văn hóa cho người
dân. Các trang thiết bị và phòng chức năng được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn
Nông thôn mới. Hội trường nhà văn hóa đa năng có đủ: Có trang bị Bàn, ghế, tủ,
thiết bị âm thanh, ánh sáng; Đảm bảo có dụng cụ thể dục, thể thao phục vụ các
môn thể thao của xã.
Có 06/06 thôn đã được đầu tư xây dựng và đảm bảo
diện tích sử dụng. Các công trình phụ của nhà văn hóa thôn: 06/6 thôn đều có
nhà vệ sinh, cổng tường rào. 6/6 thôn đều được trang bị đầy đủ về trang thiết bị:
loa máy, dụng cụ thể thao đơn giản.
Có 01 Đài tưởng niệm liệt sỹ tại thôn Hòa Bình.
Có 01 sân vận động có diện tích khoảng 1,36 ha,
đảm bảo về quy mô diện tích theo bộ tiêu chí Nông thôn mới, tuy nhiên cơ sở vật
chất chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động thể dục thể thao. Trong tương lai cần
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động thể dục thể thao, vui
chơi giải trí trên địa bàn xã.
Có 01 sân thể dục thể thao tại thôn 1, tuy
nhiên chưa đầu tư về cơ sở vật chất đạt chuẩn. Trong tương lai cần đầu tư nâng
cấp cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải
trí của người dân.
Nguyễn Thị Mỹ Dung
|